Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong tình hình hiện nay
Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới nêu rõ “…chú trọng nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của người dân. Đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở ở từng vùng, từng địa phương; quan tâm tu bổ, bảo tồn các công trình di tích lịch sử, văn hoá; sưu tầm, bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong xây dựng đời sống văn hoá, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu…”.
Theo kết quả điều tra 53 DTTS năm 2019, dân số DTTS có 14,2 triệu người, 3,4 triệu hộ, chiếm 14,7% dân số cả nước. Trong đó có 06 dân tộc có trên 1 triệu người (Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng và Mông); 14 dân tộc có dưới 10.000 người (Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ); 05 dân tộc có dân số dưới 1.000 người (Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu). Tuổi thọ trung bình của người DTTS hiện nay là 69,9 tuổi (thấp hơn so với tuổi thọ bình quân chung của cả nước 73,2 tuổi). |
Phụ nữ bản Khe Nghè, xã Lục Sơn duy trì nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: baobacgiang.com.vn |
Đồng bào DTTS đa số sinh sống thành cộng đồng ở 4 khu vực: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung. Trong đó: Khu vực trung du và miền núi phía Bắc có số người DTTS cao nhất (khoảng 7,0 triệu người), tiếp đến là khu vực Tây Nguyên (khoảng 2,2 triệu người), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (2,1 triệu người), khu vực Tây Nam Bộ (1,3 triệu người), số còn lại sinh sống rải rác ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các DTTS đều sinh sống thành cộng đồng, đan xen với dân tộc Kinh. |
Hai là, có chính sách hiệu quả để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS. Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS từng bước hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.Ba là, tăng cường công tác truyền thông bằng tiếng dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nâng cao năng lực cho các phóng viên, biên tập viên các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng DTTS. Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các hoạt động tuyên truyền trong vùng đồng bào DTTS.Bốn là, hỗ trợ phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ đồng bào DTTS; phát huy vai trò của các nghệ nhân dân gian; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ văn hóa là người DTTS .
Tiết mục đấu chiêng của đồng bào Cor huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Tấn Khâm |