A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển du lịch bền vững trên Cao nguyên đá

CTTBTG - Là vùng đất hay thiếu nước vào mùa khô, vì vậy một trong những khuyến nghị quan trọng của mạng lưới CVĐCTC là vấn đề nước sạch cung cấp cho khách DL. Sau 4 năm tích cực triển khai thực hiện khuyến nghị, các cấp, ngành đã đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa nhiều công trình cấp nước tập trung, đảm bảo cung cấp lượng nước sinh hoạt cho người dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách; nghiên cứu khoa học về bảo tồn di sản địa chất, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ ống, lũ quét và tổ chức bàn giao các trạm đo mưa tự động tại các xã Cán Tỷ, Đông Hà và Lùng Tám (Quản Bạ). Đặc biệt, Dự án KawaTech cấp nước trên vùng CVĐCTC giai đoạn 1 được nghiệm thu, đưa vào sử dụng đã đáp ứng nhu cầu nước sạch cho nhiều hộ dân và du khách. Đến nay, trên khu vực CVĐCTC có 94 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, trong đó 57 công trình cấp nước tự chảy, 2 công trình cấp nước bằng bơm động lực, 34 hồ treo, 1 công trình cấp nước trường học, trạm y tế. Qua đó, đã giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào một cách ổn định, lâu dài và bền vững, góp phần tạo cảnh quan môi trường sinh thái, tạo điều kiện phát triển DL.

Khách du lịch trải nghiệm tại Cafe Cực Bắc, xã Lũng Cú (Đồng Văn).

Khách du lịch trải nghiệm tại Cafe Cực Bắc, xã Lũng Cú (Đồng Văn).

Hệ thống hang động trên vùng CVĐCTC được đánh giá có tiềm năng lớn để phát triển DL, đặc biệt là loại hình DL trải nghiệm, khám phá. Các địa phương đang cải tạo, đưa vào sử dụng hiệu quả hệ thống hang động tiểu biểu như: Động Lùng Khúy (Quản Bạ), cải tạo Hang Mây, xã Tả Lủng và khu DL sinh thái hang Nà Luông (Đồng Văn). Cùng với đó, nhiều sản phẩm DL mới được xây dựng, làm mới có tính cạnh tranh cao, thu hút khách DL tới tham quan, trải nghiệm như: Giải Marathon quốc tế “Chạy trên cung đường Hạnh phúc”, Giải Quần vợt Cúp Cao nguyên đá Hà Giang; Chương trình DL qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; Lễ hội hoa Tam giác mạch; đạp xe địa hình, motor địa hình khám phá; Chèo thuyền kayak và đi thuyền trên sông Nho Quế, thám hiểm hẻm vực Tu Sản, trải nghiệm Mê cung đá; xây dựng con đường DL trải nghiệm thứ 4 phục vụ tái thẩm định CVĐCTC UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn năm 2022; khảo sát tuyến DL mới và khai thác, đưa vào sử dụng các tuyến DL đi bộ hiện có trong vùng; phối hợp với tỉnh Cao Bằng khảo sát, đề xuất xây dựng con đường DL trải nghiệm số 5 kết nối 2 CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn và Non nước Cao Bằng.

Hiện nay, trên vùng CVĐCTC có 6 làng văn hóa DL cộng đồng và Khu nghỉ dưỡng H’Mong Village, Bảo tàng không gian văn hóa các dân tộc Đồng Văn; Làng Văn hóa DL cộng đồng thôn Pả Vi được xây dựng để bảo tồn và phát huy các kiến trúc truyền thống tiêu biểu của dân tộc Dao, Mông, Lô Lô, Tày. Các làng văn hoá này đang là điểm đến hấp dẫn của du khách, trong đó Homestay thôn Nặm Đăm và Khu nghỉ dưỡng H’Mong Village được công nhận tiêu chuẩn ASEAN. Bên cạnh đó, các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất phát triển nghề truyền thống, các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc trưng, có tiềm năng đạt chuẩn OCOP và xây dựng các cửa hàng trưng bày và bán hàng lưu niệm, quà tặng DL... được quan tâm, chú trọng.

Du khách chụp ảnh tại điểm tột Bắc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn.
Du khách chụp ảnh tại điểm tột Bắc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. ảnh: Quỳnh Hương

Đặc biệt, tỉnh chú trọng xây dựng đội ngũ nhân lực DL ngày càng chuyên nghiệp. Trong nhiệm kỳ, đã tổ chức tập huấn đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 940 học viên là cán bộ làm công tác DL, hướng dẫn viên DL, tuyên truyền viên cơ sở; tổ chức 3 lớp nâng cao kỹ năng Maketting cho nhà hàng, khách sạn và tập huấn DL cộng đồng; kiểm tra nghiệp vụ cho 27 hướng dẫn viên DL tại điểm; tập huấn tiếng Anh cho 30 hướng dẫn viên giới thiệu, thuyết minh tại các điểm di sản, DL. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ dưới 3 tháng các nghề phục vụ cho DL như: Chế biến món ăn, dịch vụ nhà hàng, DL cộng đồng, hướng dẫn DL, thêu dệt thổ cẩm, sản xuất nhạc cụ dân tộc... cho trên 3.360 học viên.

Việc chú trọng phát triển DL bền vững trên vùng CVĐCTC đã tạo điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách, mang đến sự phục hồi mạnh mẽ cho ngành DL tỉnh nhà sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch Covid - 19. Năm 2022, khách DL đến tỉnh đạt 2,2 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế đạt 60.000 lượt, khách nội địa trên 2,1 triệu lượt người; doanh thu DL đạt trên 4.300 tỷ đồng; công suất sử dụng buồng phòng trung bình đạt 75%, vào ngày lễ, Tết, cuối tuần đạt 100%.

CVĐCTC UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục xuất sắc vượt qua kỳ tái đánh giá lần thứ III năm 2022 là “cơ hội vàng” để Hà Giang hiện thực hóa mục tiêu: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị CVĐCTC UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn gắn với phát triển KT - XH, đặc biệt là kinh tế DL, tạo sinh kế cho người dân vươn lên giảm nghèo bền vững; giữ vững danh hiệu; phấn đấu đến năm 2025, phát triển CVĐCTC UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn thành một khu DL với cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; đến năm 2030, đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu DL quốc gia.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Nguồn: Báo Hà Giang
Thống kê truy cập
Hôm nay : 934
Hôm qua : 2.423
Tháng 11 : 16.381
Năm 2024 : 894.041