A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Huyện Yên Minh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số

CTTBTG - Xác định công nghệ thông tin là một trong những công cụ hữu hiệu phục vụ công tác chuyn đổi số; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; trong những năm qua huyện Yên Minh đã quan tâm đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, góp phần hỗ trợ đắc lực đối với công tác điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. 

Để triển khai thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi số, huyện Yên Minh luôn chủ động, từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác công vụ, cải cách hành chính, triển khai các phần mềm ứng dụng và phần mềm quản lý chuyên ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ đắc lực cho công tác lãnh đạo, điều hành. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ công thuận tiện và phục vụ người dân và doanh nghiệp được nhanh chóng, hiệu quả. Qua đó, nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin từng bước chuyển biến. Cơ sở hạ tầng thông tin ngày càng phát triển, mở rộng đến tất cả các cơ quan từ huyện đến cơ sở; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công tác chuyên môn đạt trên 98%, góp phn nâng cao năng sut và hiệu quả công việc.

Huyện Yên Minh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hội nghị trực tuyến (ảnh Thanh Hưng)

Đến nay, 100% xã, thị trấn của huyện đều có trang thông tin điện tử, hệ thống hội nghị trực tuyến, bộ phận một cửa cấp huyện, xã đều cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, 98% cán bộ, lãnh đạo các cơ quan Đảng, chính quyền, cơ quan chuyên môn được cấp chữ ký số chuyên dùng, 100% cán bộ, công chức có tài khoản sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc. Tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đạt 95%; tỷ lệ văn bản điện tử có ứng dụng chữ ký số đạt trên 80%; ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang từng bước giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền trong toàn huyện, thúc đẩy cải cách hành chính, minh bạch hóa thông tin, giúp người dân và doanh nghiệp khai thác, tiếp cận thông tin nhanh chóng, thuận tiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản đã góp phần hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, phục vụ chuyển đổi số. Bên cạnh những kết quả đạt được, hạ tầng công nghệ thông tin của huyện chưa đồng bộ, việc triển khai ứng dụng gửi nhận văn bản điện tử có ứng dụng chữ ký s, việc tiếp nhận và trả kết quả trên môi trường điện tử, trang thông tin điện tử các xã, thị trấn chưa được thực hiện thường xuyên. Ngun nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông còn thiếu hầu hết là kiêm nhiệm, chưa được qua đào tạo chuyên ngành, từ đó mc độ tiếp cận với công nghệ cũng như công tác tham mưu chưa kịp thời…

Để việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đạt hiệu quả cao, huyện Yên Minh xác định công tác chuyển đổi số cần chú trọng, ưu tiên trên tất cả các lĩnh vực, song cần phải có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho doanh nghiệp, người dân. Chuyển đổi số cần thực hiện trên cả ba trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, tập trung thúc đẩy thực hiện xây dựng chính quyền số để tạo đà và định hướng, dẫn dắt, quản lý, hỗ trợ kinh tế số và xã hội số phát triển. Gắn chuyển đổi số với phát triển đô thị thông minh và cải cách hành chính, đặc biệt là thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội.

Tổ chức tập huấn “Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý vệ sinh môi trường” cho cán bộ y tế xã (ảnh Ngọc Bích)

Đồng thời, huyện đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ đảm bảo 100% hồ sơ công việc cấp huyện và 90% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. 100% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển chính quyền số, chuyển đổi số của huyện được tỉnh triển khai kết nối, chia sẻ, phân tích, mở dữ liệu cung cấp và cải tiến các dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.80% hàng hóa và dịch vụ được chứng nhận thương hiệu có mặt trên các sàn thương mại điện tử. Trên 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Phi hợp triển khai phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, mạng di động 5G.20% doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ chuyển đổi số85% nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, giao thông và tài nguyên du lịch được quản lý bằng công nghệ số; 80% tài liệu thư viện huyện được số hóa cơ sở dữ liệu; 45% sản phẩm du lịch được thực hiện bằng hình thức du lịch thực tế ảo.

Để các mục tiêu trên đạt hiệu quả cao, huyện Yên Minh xác định các nhiệm vụ, giải pháp để tập trung triển khai thực hiện như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số; ưu tiên lực lượng cán bộ trẻ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên. Huy động nguồn lực để đầu tư phát triển chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Xây dựng và phát triển chính quyền số phải thực hiện tiên phong, đi trước; xây dựng và phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; xây dựng và phát triển xã hội số, đẩy mạnh thanh toán điện tử, triển khai áp dụng mô hình giáo dục trực tuyến, phổ biến kiến thức về an ninh mạng, văn hoá ứng xử trên môi trường mạng tại các cấp học. Ưu tiên chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực, như: Y tế, giáo dục, du lịch, nông nghiệp, giao thông - vận tải, tài nguyên - môi trường, xây dựng, tư pháp, thương mại điện tử…

Tin tưởng, bằng sự quyết liệt và chung tay của toàn hệ thống chính trị, chương trình chuyển đổi số trên địa bàn huyện Yên Minh sẽ được triển khai toàn diện, đồng bộ, và đạt được các mục tiêu đề ra.


Tác giả: Phạm Hải
Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.777
Hôm qua : 2.961
Tháng 07 : 7.561
Năm 2024 : 512.907