A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao nhận thức của thanh niên tỉnh Hà Giang trong nhận diện đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước trên không gian mạng

CTTBTG - Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cách mạng công nghệ khoa học kĩ thuật phát triển đặc biệt là nền tảng không gian mạng và ảnh hưởng trực tiếp đến một lực lượng đông đảo chính là thanh niên, đối tượng sử dụng trực tiếp phổ biến ảnh hưởng tới thanh niên, tiếp xúc, trao đổi thông tin, tìm kiếm nội dung trên nền tảng không gian mạng xã hội rất nhiều. Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng không gian mạng tuyên truyền, luận điệu xuyên tạc, quan điểm Đảng và Nhà nước tác động nhận thức thanh niên tỉnh Hà Giang, về đường lối, chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật Nhà nước trên không gian mạng.

1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang

1.1. Điều kiện tự nhiên

Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở điểm cực Bắc Việt Nam, với diện tích 7.929,4828km2. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn. Phía Tây Giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái[1]. Hà giang có địa hình rất phức tạp hiểm trở, có nhiều núi đồ sộ, phần lớn là núi đá hùng vĩ, nối nhau trùng điệp, xen lẫn với núi là những thung lũng và những dải đất hẹp.

 Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, được sự đầu tư, tỉnh đã có bước phát triển, hệ thống giao thông đã có những chuyển biến tích cực, tỉnh đã có bước phát triển, toàn tỉnh đã có trên 1.800km đường rải nhựa, có 4.756km đường bê tông xi măng; 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm; 100% số thôn, bản có đường đi được xe cơ giới đến trung tâm. Khí hậu rất khắc nghiệt, số ngày không mưa và giá lạnh, mùa đông chiếm phần lớn thời gian trong năm. Thấp dần về phía Nam của tỉnh là đối, núi đất và rừng cây nhiệt đới đi cùng những ruộng đồng, soi bãi chạy dọc bờ sông, suối. Tại tỉnh Hà Giang, ngoài con sông chính là sông Lô chảy từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Hà Giang chảy xuống Tuyên Quang, trong đó con sông Chảy, sông Gâm, sông Miện, sông Nho Quế cùng với nhiều suối to, nhỏ nằm xen khẽ giữa núi rừng Hà Giang. Hệ thống sông ngòi này chảy trên một địa hình phức tạp nên thường có nhiều thác ghềnh và thường xuyên gây lũ lụt, nhưng đó cũng chính là nguồn nước dồi dào cung cấp cho sản xuất và phục vụ đời sống[2]. Quy mô dân số của tỉnh Hà Giang tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2020 là 867.775 người, tăng hơn 13 nghìn người so với dân số thời điểm 01/4/2019[3]Đặc điểm điều kiện tự nhiên: Tỉnh Hà Giang là một tỉnh “miền núi”, địa hình hiểm trở “giáp biên giới Trung Quốc”. “Nhảy cảm về địa chính trị” dễ chịu sự tấn công của các thế lực, thù địch phản động, quan điểm sai trái xuyên tạc, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Hà Giang là vùng đất địa đầu của Tổ quốc. Nơi đây là lịch sử, cội nguồn, hội tụ của nhiều dân tộc anh em nơi đây sớm hình thành một cộng đồng đoàn kết, gắn bó thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, một lòng xây dựng quê hương và bảo vệ biên cương linh thiêng của Tổ quốc, đồng thời bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc mình.

Hà Giang một tỉnh vùng cao với hàng loạt điều kiện không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhất là về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai, môi trường đời sống và sản xuất, trình độ học vấn, trình độ nhận thức. Nhưng những năm trở lại, bộ mặt kinh tế nông thôn đến đồng bằng ở Hà Giang có nhiều chuyển biến tích cực và đời sống của đồng bào không ngừng được cải thiện. Hà Giang hôm nay không chỉ được chú ý đến như một địa danh nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam còn là vùng đất với hàng loạt tiềm năng đã và đang được đánh thức nhằm phát triển có hiệu quả thông qua cách thức tư duy thông minh, sáng tạo và niềm quyết tâm phát triển cao. Trọng tâm xây dựng một tỉnh miền núi phát triển toàn diện với nền tảng khai thác tiềm năng văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch homstay, nghỉ mát và thảo dược, dược liệu. Hà Giang hiện nay vẫn là một trong những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của cả nước địa hình hiểm trở, độ chia cắt mạnh, thiên nhiên khắc nghiệt, địa hình phân hóa rõ rệt, người dân các huyện vùng cao thường xuyên thiếu việc làm, thiếu đất canh tác và nước sinh hoạt; đời sống của người dân vẫn còn khó khăn, hộ nghèo và cận nghèo cao; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và kinh doanh sản phẩm của tỉnh còn hạn chế; cơ chế, chính sách thu hút đầu tư doanh nghiệp khu vực tư, ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn vướng mắc. Chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí, học vấn, cải cách thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế. Đó là những khó khăn, thách thức các ngành, các cấp tỉnh Hà Giang.

Trình độ dân trí. Thực trạng dân trí còn thấp, trình độ học vấn còn thấp, điều kiện học tập còn rất hạn chế, điều kiện nguồn vật lực còn yếu. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho học tập nâng cao trình độ người dân còn hạn chế, thiết sót, thiếu sự quan tâm các cấp chính quyền địa phương. Môi trường giáo dục, thiếu giáo viên các cấp còn nhiều, chuẩn hóa giáo dục chưa được cao.

Đa dân tộc, nhiều dân tộc rất ít người, xa trung tâm kinh tế huyện. Hà Giang là tỉnh Phía Bắc địa đầu Tổ quốc nơi sinh sống của 19 đồng bào các dân tộc đông nhất Mông, Tày, Dao, Kinh, Nùng, Hoa, và một số dân tộc có ít người (rất ít người) như: La Chí, Phù Lá, Lô Lô, Cờ Lao, Pà Thẻn, Bố Y, Giáy, Pu Péo, Cao Lan, Thái,…phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Đa dân tộc, xa trung tâm kinh tế huyện gắn với những bản sắc, văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiên tiến, ngược lại với đó là các hủ tục, phong tục, truyền thống tập quán lạc hậu. Qua đó các cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Xa trung tâm huyện, nhiều thôn bản, xã điều kiện tiếp xúc giáo dục, y tế, cơ sở sở hạ tầng, vật chất trang thiết bị học tập nâng cao trình độ, đời sống nhân dân còn thấp, phát triển kinh tế chưa đạt kết quả. Chủ yếu tự cung, tự cấp hàng hóa nông sản sản xuất không có chỗ tiêu thụ, tư duy nội lực còn yếu… Môi trường phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu học tập giữa nhân dân với các tỉnh thành trên cả nước còn hạn chế.

Điều kiện phủ sóng, tiếp xúc Internet, mạng xã hội khá phổ biến. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, giao lưu hội nhập quốc tế, xu thế toàn cầu hóa cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong có nền tảng không gian mạng (mạng xã hội). Hiện nay, tỉnh đã được phủ sóng mạng viễn thông 2G, 3G, 4G các nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone, Vietnamobile trong những năm gần đây rất phát triển, tiếp tục nghiên cứu phát triển mạng 5G phủ sóng các tỉnh thành trong có Hà Giang. Trong đó, với sự phát triển mạng lưới Internet, mạng xã hội người dân tiếp xúc, sử dụng, khai thác thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên không gian mạng ngày càng tăng từ trên trẻ em, thanh thiếu niên, người già… đang sử dụng Internet, mạng xã hội khá phổ biến trên mảnh đất vùng cao, mảnh đất kiên cường. Độ phủ sóng mạng Internet, sử dụng thuê bao của tỉnh Hà Giang đạt ở mức cao.

2. Thực trạng thanh niên tỉnh Hà Giang

Thanh niên tỉnh Hà Giang lực lượng đông đảo số lượng toàn tỉnh hiện có khoảng 220.196 thanh niên, chiếm gần 30% dân số; trong đó gần 85% thanh niên là người dân tộc thiểu số[4] và chiếm tỉ lệ cao về cơ cấu lao động xã hội. Trong đó, thanh niên nông thôn chiếm 43%; thanh niên đô thị chiếm khoảng 10%; thanh niên công nhân, công chức, viên chức chiếm khoảng 12%; thanh niên lực lượng vũ trang chiếm khoảng 7%; thanh niên trường học chiếm khoảng 8%[5]. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, chủ nhân tương lai, lực lượng xung kích, sáng tạo, tiên phong trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội[6]. Độ tuổi của thanh niên từ 16 tuổi đến 30 tuổi theo quy định của Luật Thanh niên năm 2020.

Thanh niên Hà Giang trình độ học vấn tỷ lệ đối với cấp giáo dục THPT, tỷ lệ đi học chung toàn tỉnh mới chỉ đạt 43,4%. Trong đó, giáo dục đại học, tỷ lệ cao đẳng và đại học đạt rất thấp, chỉ có 6,2%. Tỷ lệ đi học THPT, Cao đẳng và Đại học năm 2020 tương ứng lần lượt là: 42,2%; 3,1%[7]. Thanh niên tỉnh Hà Giang trình độ cao đẳng, đại học thấp, nhận thức, hiểu biết còn hạn chế, tiếp cận đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước còn thấp. Thanh niên tỉnh Hà Giang với tỷ lệ đi học trình độ học vấn chưa cao, nhận thức còn hạn chế. Tiếp xúc với các văn hóa, nội dung trên không gian mạng độc hại, phản cảm trái thuần phong mỹ tục, các nội dung, báo chí, phim, hình ảnh, trên không gian mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Tiktok… thông qua các trang trên mạng xã hội (VOA, BBC, RFI). Các trang mạng xã hội không chính thống, thanh niên Hà Giang trình độ nhận thức, học vấn, hiểu biết, trình độ văn hóa còn hạn chế đó là điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch tuyên truyền, đưa nội dung, quan điểm xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vu khống bịa đặt, bóp méo, bôi nhọ, xuyên tạc đưa ra lập luận phủ nhận học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ta tác động đến tư tưởng quan điểm thanh niên tỉnh Hà Giang trên không gian mạng. Lợi dụng các sự kiện chính trị quan trọng công tác cán bộ, nhân sự của Đảng và Nhà nước, Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đại hội Đảng các cấp, Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, lấy ý kiến nhân dân, phân định đường biên giới, tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp biển Đông, hải đảo, ô nhiễm môi trường, dự án xây dựng, chính sách nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực, sự kiện trọng đại của đất nước, công tác phòng, chống Covid – 19, quốc phòng - an ninh… chúng đưa ra luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng.

Kết quả năm 2022, thực hiện 36 chỉ tiêu kế hoạch thì có 29/36 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Kinh tế của tỉnh có bước phục hồi nhanh, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt 7,8%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 18,5%, đạt 102,1% kế hoạch. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang đạt 132,7% dự toán Trung ương giao. Đặc biệt, du lịch phục hồi và tăng trưởng mạnh, lượng khách du lịch tăng 142,3%, vượt cao so với kế hoạch đề ra. Kinh tế tỉnh Hà Giang hiện nay đã có bước phát triển những thanh niên trình độ thấp, nghề nghiệp không ổn định công việc chủ yếu làm nông nghiệp, một số lượng lớn thanh niên trong tỉnh sẽ đi làm công nhân ở các tỉnh khác, thu nhập không ổn định, bấp bênh, thiếu công việc sinh ra nhằn dỗi. Thanh niên làm trong hệ thống chính trị công chức, viên chức cũng chiếm tỷ lệ không cao so với tỷ lệ thanh niên tỉnh. Công việc, nghề nghiệp thanh niên tỉnh chưa ổn định thời gian rảnh dỗi, không có việc làm tình trạng sử dụng mạng xã hội, các nền tảng không gian mạng khá phổ biến trong thanh niên. Tiếp xúc, sử dụng mạng xã hội nhiều tiếp cận các nội dung trên không gian mạng tác động trực tiếp toàn diện tới mọi mặt đời sống của thanh niên, từ cách ứng xử trong giao tiếp xã hội; thẩm mỹ, âm nhạc, thể dục thể thao, giải trí và tâm lý thanh niên, mục tiêu, nghề nghiệp, tìm kiếm công việc. Lối sống, lối ứng xử ở một số bộ phận thanh niên còn thiếu sự chọn lọc, thiếu kĩ năng chắt lọc các giá trị tích cực, bắt chước cái xấu trên mạng, môi trường công nghiệp hóa. Một số bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng, nhận thức chính trị còn nhiều hạn chế, chưa xác định được mục tiêu, lý tưởng đúng đắn, thụ động, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, kích động bởi thế lực thù địch phản chống phá thành quả cách mạng, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trên không gian mạng. Thanh niên bản lĩnh chính trị, lập trường chính trị còn thấp và kỹ năng chọn lọc thông tin của thanh niên Hà Giang còn yếu. Hiện nay, 100% các xã, phường, thị trấn đã có cáp quang và mạng truyền dữ liệu chuyên dùng, 96,14% thôn bản đã được phủ sóng di động, đây là nền tảng quan trọng trong công tác xây dựng chính quyền điện tử và thực hiện chuyển đổi số. Đối với việc phát triển xã hội số, tỉnh đã thành lập tổ chuyển đổi số cộng đồng tới 100% các thôn bản, tổ dân số (2.071 thôn, tổ; 12.131 thành viên) với sự vào cuộc, hỗ trợ của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, các cơ quan ngân hàng, các tổ chức đoàn thể và xác định đây là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo, Ban điều hành chuyển đổi số các cấp, là cầu nối truyền tải nhận thức, hướng cách làm, cách thực hiện tới cộng đồng. Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ thuộc Đề án 06 về phát triển dữ liệu dân cư để mỗi người dân có một tài khoản định danh điện tử[8]. Hà Giang với độ phủ sóng Internet 100% ở các xã, phường trên địa bàn tỉnh Hà Giang do đó thanh niên tiếp cận, sử dụng mạng xã hội rất phổ biến, tiếp xúc các thông tin độc hại, các tư tưởng, quan điểm, luận điệu của thế lực thù địch, phản động trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok các trang mạng xã hội rất phổ biến, được sử dụng nhiều trong đó có thanh niên Hà Giang, các nền tảng không gian mạng Facebook, Youtube, Tiktok,… máy chủ được đặt tại nước ngoài nên việc kiểm soát các thông tin, bài viết, nội dung mang tính đả kích, truyền bá thông tin sai lệch, quan điểm về tư tưởng, quan điểm của Đảng và “diễn biến hòa bình”, trong thanh niên tỉnh Hà Giang, đó là vấn đề nan giải trong Đảng ủy, Đoàn thanh niên tỉnh, các ban ngành phải có những chỉ đạo trong việc nâng cao đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” cho thanh niên tỉnh Hà giang đấu tranh phản bác, các quan điểm, luận điệu, sai trái xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng, năng lực đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên là thanh niên tỉnh Hà Giang trên không gian mạng. Trước thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không gian mạng càng phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, tác động trực tiếp đến thanh niên Hà Giang. trong bối cảnh trong nước và thế giới nhiều biến động thanh niên Hà Giang cần phải đoàn kết, học tập, phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh phòng, chống đấu tranh trước những quan điểm xuyên tạc, phản động. Thanh niên thực hiện đấu tranh phản bác, trước những lý luận, lập luận, quan điểm của thế lực thù địch phản động trên không gian mạng bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa trước những quan điểm, xuyên tạc, bôi nhọ, dụ dỗi, lôi kéo, bóp méo sự thật, kích động đến thanh niên Hà Giang về nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước trên không gian mạng.

3. Giải pháp nâng cao nhận thức thanh niên tỉnh Hà Giang trong nhận diện đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước trên không gian mạng

Một, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng về công tác đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” bằng trên nhiều hình thức, phương pháp, phương diện, truyền hình, hội họp thanh niên, đa dạ hóa hình thức đấu tranh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh, đối nội, đối ngoại. Nâng cao định hướng, bản sắc văn hóa, tinh thần dân tộc, truyền thống anh hùng cách mạng trong tỉnh Hà Giang trên không gian mạng.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu các cơ quan, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội đến Đảng về công tác đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc phản động trên không gian mạng theo định hướng, chỉ đạo thống nhất đồng bộ từ trên dưới ngang dọc, giao mỗi bộ, ban ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị phải xây dựng lực lượng, hệ thống, kế hoạch tuyên truyền, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, góp phần phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa trên không gian mạng. Đấu tranh, dám nhìn vào sự thật, kiểm tra đánh giá cả lý luận và thực tiễn, công tác Đảng trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là thanh niên sai lệch về tư tưởng tuyên truyền, sai lệch quan điểm đường lối, chủ trương, nghị quyết, mục tiêu của Đảng. Nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của thanh niên trong cơ quan tổ chức, đơn vị khẳng định công tác tư tưởng chính trị là nhiệm vụ đi đầu, xuyên suốt trong công tác chính trị trong Đảng. Xây dựng Đảng, đổi mới chính trị chính là xây dựng chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, lề lối làm việc, phong cách làm việc, quản lý không chỉ cán bộ, đảng viên noi gương mà chính để thanh niên tỉnh Hà Giang học tập, phấn đấu trong đấu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Hai, tiếp tục đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần của thanh niên, thấy rõ “tính hai mặt” của không gian mạng xã hội, hiểu biết đầy đủ những thủ đoạn, động cơ, mục tiêu, mục đích hoạt động và cơ sở chống phá của các thế lực thù địch phản động, chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên không mạng xã hội cho thanh niên. Thường xuyên nắm bắt tư tưởng, vấn đề dư luận xã hội trong quần chúng thanh niên, đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, kích động, góp phần ổn định trật tự an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đối với thanh niên tỉnh Hà Giang. Nâng cao việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật Nhà nước cho thanh niên các dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Việc tự học, công khai, bồi dưỡng hướng dẫn cách tra cứu, tìm kiếm, chọn lọc thông tin chính xác, chính thống nội dung đáng tin cậy cho thanh niên học tập chính sách, pháp luật Nhà nước trên không gian mạng.

Ba, tiếp tục duy trì thường xuyên và có hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền trong quần chúng thanh niên tỉnh Hà Giang với phương châm “lấy cái đẹp”, “dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”; cập nhật thông tin chính thống, chính xác, hiệu quả, đầy đủ, kịp thời vấn đề xã hội, định hướng hiệu quả nhằm giải quyết thủ tục hành hành chính, các đơn, thư khiếu nại, tố cáo, tố giác nhất là những sự kiện chính trị nhạy cảm, phức tạp, tạo sự đồng thuận cao trong cơ quan, đơn vị, thanh niên đối với các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.

Bốn, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho quần chúng thanh niên ưu tú, thanh niên tri thức, phát huy vai trò của các cơ sở Đảng đoàn, phát huy vai trò tổ chức đoàn các cấp ở địa phương, đoàn nhà trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, trường cao đẳng, đại học tại tỉnh Hà Giang.

Năm, phải tạo điều kiện cho “thanh niên” có điều kiện học tập tốt để nâng nhận thức, nhận biết thông tin, đánh giá thông tin trên không gian mạng không để các thế lực thù địch lôi kéo, kích động trước quan điểm sai trái, xuyên tạc. Phát vai trò chuyển đổi số của tỉnh, chuyển đổi số trong thanh niên, chính phủ số. Phát triển thư viện số, thư viện truyền thống của tỉnh nâng cao việc tra cứu tài liệu, thông tin nội dung, học tập trên thư viện số của tỉnh cho thanh niên. Đề chính sách học tập, ưu tiên, khuyến khích cho thanh niên có thành tích học tập tốt trong tỉnh, thanh niên có các ý tưởng khoa học công nghệ, bài nghiên cứu khoa học của thanh niên tỉnh có tính khả thi trong công tác đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Tuyển dụng, bổ nhiệm thanh niên trí thức trẻ có năng lực, phẩm chất chính trị khả năng lý luận và thực tiễn trong đấu tranh chống các thế lực thù địch, luận điệu, xuyên tạc phản động, các quan điểm sai trái bôi nhọ, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên không gian mạng.

Sáu, tạo điều kiện cho “thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số”, “dân tộc vùng kinh tế đặc khó khăn”, “vùng cao, vùng sâu vùng xa, biên giới, thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, thanh niên dân tộc ít người “học tập”, đào tạo cán bộ nguồn có năng lực chính trị nhận thức tốt tuyên truyền quần chúng thanh niên dân tộc thiểu số không bị thế lực phản động, nắm bắt điểm yếu, lôi kéo, dụ dỗ, gây kích động, mị dân trước những quan điểm xuyên tạc chống phá phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước trên không gian mạng.

Bảy, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội đời sống thanh niên. Công khai chương trình, mục tiêu, quyết sách, chiến lược, sách lược, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương trên nền tảng mạng xã hội, các kênh chính thống. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững cho thanh niên, tìm các đầu ra quảng bá sản phẩm của địa phương, sản phẩm lợi thế, đặc thù của từng địa phương cụ thể, đào tạo thanh niên các mô hình, các làm hay cho thanh niên, thanh niên mới khởi nghiệp, hỗ trợ vay vốn thanh niên, mở lớp đào tạo kĩ năng, chuyên môn, nghiệp vụ trong khởi nghiệp…. Đẩy mạnh phát triển kinh tế cho thanh niên, tin tưởng đường lối, chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đưa ra cuộc thi, phong trào phát triển văn hóa - xã hội trên mạng xã hội về học tập, làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên không gian mạng.

Tám, tiếp tục phát huy quyền làm chủ của thanh niên, không phải dân chủ hình thức mà dân chủ tiến bộ, thanh niên làm chủ nhân tương lai đất nước có quyền nói lên những ý kiến nguyện vọng của mình.

Chín, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hà Giang phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang, các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh phối hợp kiểm soát, kiểm duyệt các nội dung trên không gian mạng xã hội, xây dựng các quy định chặt chẽ cho thanh niên người dùng nền tảng mạng xã hội tại tỉnh Hà Giang, nhanh chóng đưa ra các quy định, chế tài, cơ chế quản lý điều chỉnh các hành vi phát tán thông tin sai sự thật, nội dung độc hại, trái thuần phong mỹ tục, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật bôi nhọ các lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thanh niên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là thanh niên tỉnh Hà Giang sử dụng mạng xã hội, phán tán thông tin, nội dung quan điểm xuyên tạc của thế lực thù địch trên không gian mạng.

Mười, tạo môi trường, sân chơi, các cuộc thi, phong trào, văn hóa - văn nghệ về giáo dục chính trị, truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc cho thanh niên tỉnh nhà. Đảng ủy, chính quyền xã, đoàn thanh niên xã phong trào trại hè, thanh niên tình nguyện, cuộc thi trên mạng.

Mười một, đào tạo bồi dưỡng thanh niên tri thức, thanh niên lực lượng vũ trang, thanh niên là công chức, viên chức, thanh niên dân tộc thiểu số có năng lực nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch phản động trên không gian mạng./.

Tẩn Tấn Mìn - Xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, Hà Giang

---------------------------- 

Chú thích:

[1] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945 - 2020), (9/2020), tr.9.

[2] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945 - 2020), (9-2020), tr.9, 10.

[3] Tăng Bá Tuyên, (2021), Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Hà Giang, Những kết quả chủ yếu của cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

[4] Biện Luân, (2023), Báo Hà Giang, Xây dựng hình mẫu thanh niên Hà Giang thời kỳ mới.

[5] Nguyễn Tiến Thanh, (2021), Báo Hà Giang, Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thanh niên Hà Giang.

[6] Quốc hội, Luật số 57/2020/QH14, ngày 16/6/2020 về Luật thanh niên, điều 4.

[7] Tăng Bá Tuyên, (2021), Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Hà Giang, Những kết quả chủ yếu của cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

[8] Đặng Quốc Khánh, (2023), Báo Điện tử Quân khu 2, Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển KT-XH gắn với củng cố QP-AN.

 

Tài liệu tham khảo

1. Biện Luân, Báo Hà Giang, Xây dựng hình mẫu thanh niên Hà Giang thời kỳ mới, http://www.baohagiang.vn/xa-hoi/202303/xay-dung-hinh-mau-thanh-nien-ha-giang-thoi-ky-moi-c331803/, truy cập ngày 26/03/2023.

2. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (1945 - 2020), (9-2020), tr.9, 10.

4. Vũ Trọng Hà, Phòng, chống diễn biến hòa bình trong tình hình mới, Tạp chí Tuyên giáo, tr.11, 4-2018.

5. Đặng Quốc Khánh, Báo Điện tử Quân khu 2, Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển KT-XH gắn với củng cố QP-AN,  http://quankhu2.vn/day-manh-chuyen-doi-so-de-phat-trien-kt-xh-gan-voi-cung-co-qp-an/, ngày truy cập 20/01/2023.

6. Quốc hội, Luật số 57/2020/QH14, ngày 16/6/2020 về Luật thanh niên.

7. Tăng Bá Tuyên, Trang thông tin điện tử Cục thống kê tỉnh Hà Giang, Những kết quả chủ yếu của cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang, https://cucthongke.hagiang.gov.vn/tin-tuc-chi-tiet?newsId=205506, ngày truy cập 04/5/2021.

8. Nguyễn Tiến Thanh, Báo Hà Giang, Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thanh niên Hà Giang, http://baohagiang.vn/BAO-VE-NEN-TANG-TU-TUONG-CUA-DANG/202111/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-trong-thanh-nien-ha-giang-784643/, ngày truy cập 22/11/2021.

9. Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 về việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ


Nguồn: Ban Biên tập
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.801
Hôm qua : 2.961
Tháng 07 : 7.585
Năm 2024 : 512.931